Từ lúc nhận lời cầu hôn đến ngày diễn ra lễ cưới, bất cứ quyết định, đắn đo hay suy nghĩ bạn dành cho quá trình lên kế hoạch cưới này đều là sự đầu tư tuyệt vời cho kinh nghiệm hôn nhân sau này. Để mọi chuyện thật nhẹ nhàng và đơn giản bạn chỉ cần chú ý một số điểm sau:
Cân đối ngân sách, dung hòa mong muốn của hai bên gia đình, chia sẻ với bạn đời… là những kỹ năng cơ bản nhất cho kế hoạch sống sau đám cưới. Vì vậy, nếu có thể, đừng quên áp dụng tất cả những kỹ năng của bản thân để quá trình lên kế hoạch cưới trở nên đơn giản, hôn nhân được lâu dài và bền đẹp bạn nhé!
1. Cách quản lý ngân sách cưới
Nếu cả hai đã tiêu tốn không ít cho đám cưới, và số tiền mừng từ khách mời nhận lại so với con số bỏ ra có phần “hụt hẫng”, đã đến lúc thực hiện lối sống tiết kiệm. Bạn có thể trao đổi cùng bạn đời về chuyện ai sẽ là người quản lý, ghi chép chi tiêu hàng ngày. Thử thực hiện việc này trong một tháng.
Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, ghi dấu cho một hành trình mới nên cặp đôi nào cũng muốn tổ chức đám cưới sao cho hoàn hảo nhất. Để không "bấn loạn" vì cưới, các cặp đôi cần biết mình cần gì để lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất.
Từ danh sách đó, bạn sẽ biết cắt giảm ở đâu cho hợp lý. Qua đó, bạn cũng biết cách chọn sản phẩm phù hợp với tài chính của gia đình. Điều này cũng tương tự như lúc bạn chọn đồ trang trí, hoa, bánh, thiệp cho đám cưới vậy.
Ngoài ra, đừng quên những khoản phát sinh. Tuy chỉ diễn ra trong một ngày nhưng có rất nhiều chi phí phát sinh. Chuyện sinh hoạt hàng ngày cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, hai bạn cần có một khoản nho nhỏ để phòng chuyện khẩn cấp xảy ra.
2. Nhờ bạn bè người thân chuẩn bị cho đám cưới
Bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi ở bên cạnh những người dễ mến, bởi bạn hiểu rằng chính họ sẽ giúp bạn vui vẻ, lạc quan hơn. Trong quá trình lập kế hoạch cưới, không ít lần bạn cần đến sự hỗ trợ của người thân, họ hàng.
Cuộc sống hôn nhân sau này cũng vậy. Đừng ngại lên lịch cho những buổi hẹn hò, những cuộc gặp gỡ ấm cúng cuối tuần và duy trì thành một thói quen.
Nếu sống xa nhau, đừng ngại gửi những món quà hay đơn giản những lời hỏi thăm những lúc rảnh rỗi. Chính những điều giản dị này sẽ giúp duy trì mối quan hệ của bạn với mọi người, duy trì ngọn lửa thương yêu vợ chồng bền bỉ.
Bỏ qua những chuyện không đáng nghe, không đáng nói để bạn cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên. Bởi đôi khi chính những điều vặt vãnh có thể khiến mối quan hệ vợ chồng thêm căng thẳng. Gìn giữ những hạnh phúc nho nhỏ và duy trì mối quan hệ với những người bạn tràn đầy năng lượng tích cực bạn nhé!
3. Đặt tâm sức vào mỗi chi tiết trang trí tiệc
Khi chuẩn bị quà cảm ơn cho khách mời đến tham dự tiệc cưới, hay những tấm thiệp cảm ơn đến bạn bè, người thân vì họ đã hỗ trợ hết mình cho ngày vui của bạn hãy đặt tâm vào từng chi tiết nhỏ. Đó có thể là một bữa tối ấm cúng cùng gia đình hai bên để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến họ.
Bất cứ ai cũng mong muốn nhận được sự trân trọng từ người khác. Để duy trì niềm vui, ghi chép lại 5 điều có thể giúp bạn mỉm cười mỗi ngày. Đây cũng là giải pháp ngọt ngào cho những ngày mệt mỏi, lắm thử thách mà bạn sẽ phải đối diện trong cuộc sống hôn nhân sau này.
4. Trân trọng niềm vui
Mong muốn lớn nhất của hầu hết cô dâu chú rể đó là tổ chức đám cưới tràn ngập niềm vui. Một ban nhạc xuất sắc, thực đơn món ăn hấp dẫn, không gian tiệc lộng lẫy… sẽ giúp tạo nên những khoảnh khắc khó quên.
Hôn nhân cũng vậy, nếu được gắn kết bằng những niềm vui, những câu chuyện đùa, những giây phút bên nhau trọn vẹn, sẽ trường tồn mãi với thời gian.
Tạo dựng thói quen trao đổi cùng nhau mỗi khi gặp những rắc rối trong cuộc sống. Đừng im lặng, tìm cách trốn tránh và cho qua. Hoặc tranh cãi thỏa mãn cái tôi cá nhân.
Không gian riêng tư cho vợ chồng là vấn đề được nhiều cặp đôi quan tâm sau ngày cưới, hãy cùng...
Dành thời gian giãi bày, tâm sự và chia sẻ để thấu hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn nữa. Hôn nhân giống như một cuộc chơi với hai đồng đội, là bạn và chồng. Chỉ khi đồng đội cùng đồng lòng, hợp sức mới có thể “tát biển Đông cũng cạn”.
5. Luôn có kế hoạch dự phòng
Một kế hoạch cưới thông minh yêu cầu bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho những thay đổi và kế hoạch dự phòng. Đám cưới vào mùa mưa hay đám cưới ngoài trời sẽ được chuyển vào sảnh nếu hôm ấy trời mưa.
Tương tự như chuyện hôn nhân của hai bạn, với bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra, đừng ngại thay đổi và chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ. Đừng nghĩ chuyện gì đang xảy ra với đôi ta, mà nên nghĩ chúng ta sẽ vượt qua như thế nào.
6. Hài lòng với kế hoạch sống sau đám cưới
Trong nguồn lực về tài chính thực tế, đám cưới của bạn là điều tuyệt vời nhất mà hai bạn đã làm được. Vì thế không nên so sánh với người này người kia. Ghen tị là cảm xúc thường xảy ra nhưng đừng để tính cách này trở thành tiêu cực, chi phối mọi hành động của bạn.
Tương tự với ngôi nhà của hai bạn, đồ đạc bạn mua, chiếc xe bạn chạy và cả đức ông chồng đáng quý bạn đã nhận lời chung đôi, đừng so sánh, mà nên học cách hài lòng với những gì đang có.
Hôn nhân là bắt đầu một cuộc sống mới, một hành trình mới bộn bề lo toan. Trên suốt quãng đường...
Khi quá căng thẳng, nhất là thời kỳ lên kế hoạch cưới, bạn chỉ muốn thoát khỏi thực tại, trốn đi đâu đó một mình. Nhớ rằng “em vui, chúng ta vui”, đó là quan niệm đúng đắn cho một tình yêu “khỏe mạnh”.
Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi, bức bối, ngại ngần gì không nói với anh ấy về một kỳ nghỉ thư giãn cho cả hai, thậm chí là cho riêng bạn.